Không phải tiết canh, đây là món Việt bị xếp vào 100 món tệ nhất thế giới
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.Aerodyne và AWS hợp tác dùng drone giải bài toán cho ngành nông nghiệp
Ngày 18.3, Nestlé Việt Nam ra mắt NESTGEN 2025 - chương trình đào tạo trực tuyến kéo dài ba ngày (từ 18 - 20.3) dành cho các bạn trẻ Việt Nam tiếp cận kiến thức, rèn luyện kỹ năng với những chuyên gia, CEO những tập đoàn đa quốc gia, hàng đầu thế giới.Theo Nestlé Việt Nam, NESTGEN 2025 là chương trình học trực tuyến hoàn toàn miễn phí mang đến kiến thức chuyên sâu về 3 lĩnh vực trọng yếu như: Chuỗi cung ứng, Kỹ thuật và Vận hành, Phát triển bền vững.Điểm nhấn đặc biệt của chương trình chính là sự tham gia của các chuyên gia của các tập đoàn hàng đầu thế giới như: ông Nestor Finalo, Giám đốc Chuỗi cung ứng Nestlé khu vực Trung và Tây Phi; bà Hanae Eloufir, Giám đốc Chuỗi cung ứng khu vực Trung Đông, Bộ phận Sản phẩm Cao Cấp L'Oréal; ông Julian Neo, Giám đốc Điều hành Malaysia & Brunei (DHL)… Trong 3 ngày đào tạo trực tuyến, các chuyên gia đã chia sẻ góc nhìn về các xu hướng chiến lược, những cơ hội và thách thức của thị trường, từ đó giúp thế hệ trẻ Việt Nam định hướng sự nghiệp một cách chủ động và hiệu quả hơn.Đặc biệt, NESTGEN 2025 là chương trình đào tạo hoàn toàn miễn phí dành cho các bạn trẻ Việt Nam, không chỉ mang đến kiến thức chuyên sâu về 3 lĩnh vực trọng yếu như: Chuỗi cung ứng; Kỹ thuật và Vận hành; Phát triển bền vững, chương trình còn giúp những học viên mở rộng tư duy, cập nhật những xu hướng mới nhất và trang bị hành trang vững chắc cho sự nghiệp tương lai.Trong kỷ nguyên chuyển đổi mạnh mẽ của nền kinh tế và công nghệ, NESTGEN 2025 mang đến những bài giảng chuyên sâu từ các chuyên gia hàng đầu, đồng thời tạo cơ hội để học viên giao lưu, học hỏi từ chính những nhân vật đang định hình tương lai của các ngành công nghiệp mũi nhọn.Không chỉ là một khóa đào tạo, NESTGEN 2025 còn là một diễn đàn kết nối dành cho những bạn trẻ có cùng chí hướng. Những học viên hoàn thành chương trình này sẽ nhận được chứng chỉ e-learning miễn phí, giúp gia tăng giá trị hồ sơ cá nhân và tạo lợi thế cạnh tranh trong thị trường lao động ngày càng khắt khe.NESTGEN 2025 là chương trình kế thừa những giá trị cốt lõi từ các sáng kiến trước đây như: Nestlé Needs YOUth, Management Trainee, Nesternship và nhiều dự án hỗ trợ tài năng trẻ khác mà Nestlé đã triển khai trong suốt nhiều năm qua.Cam kết đồng hành cùng thế hệ trẻ trên con đường sự nghiệp, Nestlé không ngừng đổi mới và mở rộng các chương trình đào tạo, tạo điều kiện để các bạn trẻ tiếp cận tri thức, rèn luyện kỹ năng và phát triển bản thân trong một môi trường chuyên nghiệp, năng động.NESTGEN 2025 chính là một cột mốc mới trong hành trình này, tiếp tục khẳng định sứ mệnh của Nestlé trong việc kiến tạo một tương lai bền vững, nơi các tài năng trẻ được trao quyền để tỏa sáng.Cũng trong ngày 18.3, Nestlé Professional và iPOS.vn đã công bố báo cáo Thị trường kinh doanh Ẩm thực (F&B) tại Việt Nam năm 2024. Đây là dự án nghiên cứu chuyên sâu thường niên do iPOS.vn phối hợp cùng Công ty Nestlé Việt Nam thực hiện, dưới sự cố vấn và thẩm định dữ liệu bởi Công ty CP Nghiên cứu ngành và tư vấn Việt Nam (VIRAC).Báo cáo thị trường F&B Việt Nam năm 2024 được xây dựng từ nghiên cứu của 4.005 nhà hàng, café cùng 4.453 thực khách trên toàn quốc; kết hợp với nhiều nguồn dữ liệu thứ cấp của các đơn vị nghiên cứu thị trường uy tín; kết hợp phỏng vấn chuyên sâu gần 100 chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp F&B tại Việt Nam.Ông Lê Quang Long, đại diện Nestle Professional, chia sẻ Nestle Professional rất tự hào và hân hạnh được đồng hành cùng iPOS.vn trong việc thực hiện báo cáo thị trường F&B Việt Nam 2024, với mục tiêu cung cấp những cập nhật mới nhất về thị trường, sự thay đổi trong nhu cầu và khẩu vị của người tiêu dùng."Chúng tôi hy vọng báo cáo này sẽ hỗ trợ các đơn vị kinh doanh trong ngành F&B Việt Nam phát triển định hướng và tối ưu hóa hoạt động trong thời gian tới, chung tay cùng nhau phát triển thị trường F&B Việt Nam bền vững và thành công hơn nữa", ông Long nói.
BlizzCon 2024 bị hủy không rõ lý do
Chỉ ít ngày trước khi trận derby, CLB Hanoi Buffaloes bất ngờ thay thế ngoại binh Russell Smith bằng Udun Osakue. Trong hai hiệp đầu tiên, tân binh của Hanoi Buffaloes là tâm điểm của mọi sự chú ý và anh đã cho thấy khả năng của mình bằng lối chơi đa dạng, hiệu quả, mang về 20 điểm cho CLB Hanoi Buffaloes chỉ sau hơn 15 phút chào sân VBA.
Tại miền Bắc, giá heo hơi ít biến động, tăng nhẹ 1.000 đồng lên mức 72.000 đồng/kg ở Phú Thọ và Hà Nam. Giá heo hơi phổ biến ở các tỉnh thành trong khu vực từ 71.000 - 72.000 đồng/kg, riêng Nam định và Lào Cai vẫn đứng ở 70.000 đồng/kg.Thị trường ở khu vực miền Trung và Tây nguyên khá sôi động, giá heo hơi ở Lâm Đồng tăng 1.000 đồng lên 75.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Đáng chú ý, Huế và Ninh Thuận đồng loạt tăng 2.000 đồng lên mức lần lượt 72.000 và 74.000 đồng/kg. Nhiều địa phương cùng tăng 1.000 đồng là Bình Thuận và Đắk Lắk, cùng đạt 74.000 đồng/kg; Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Quảng Ngãi, Bình Định 72.000 đồng/kg. Dù tăng 1.000 đồng nhưng Quảng Nam và Khánh Hòa mới chỉ 71.000 đồng/kg - mức thấp nhất khu vực.Ở miền Nam, thị trường đặc biệt sôi động; đáng chú ý tại TP.Cần Thơ giá heo hơi nhảy vọt 3.000 đồng lên 76.000 đồng/kg, cao nhất cả nước. Cùng mức này còn có Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Tháp, An Giang, Cà Mau đồng loạt tăng 2.000 đồng/kg. Thủ phủ chăn nuôi Đồng Nai dù chỉ tăng 1.000 đồng nhưng cũng đứng vào nhóm những địa phương có giá heo hơi cao nhất cả nước là 76.000 đồng/kg.Nhiều tỉnh thành khác trong khu vực cũng đồng loạt tăng 1.000 đồng như: Tây Ninh, Vĩnh Long đạt 75.000 đồng/kg; còn Bình Phước, TP.HCM, Bình Dương, Tiền Giang lên 74.000 đồng/kg, mức giá thấp nhất miền Nam.Giá heo hơi bình quân cả nước 73.000 đồng/kg, cao hơn giá heo hơi của Công ty C.P Việt Nam là 72.000 đồng/kg ở miền Bắc và 71.000 đồng/kg ở miền Nam. Ở thời điểm này, việc giá heo tăng nhanh khiến nhiều người chăn nuôi nghĩ tới cột mốc 80.000 đồng/kg. Tại TP.HCM, giá thịt bán lẻ liên tục biến động, thịt ba rọi 190 đồng/kg, ba rọi rút sườn 280.000 đồng/kg, sườn già 128.000 đồng/kg, nạc vai 140.000 đồng/kg, nạc đùi 152.000 đồng/kg…
Kiểm soát tốt bất đồng, không có hành động vũ lực trên biển
Tên gọi "Ngũ âm" xuất phát từ việc dàn nhạc sử dụng 5 nhóm âm thanh chính, tương ứng với các chất liệu tạo nên nhạc cụ: gỗ (như Roneat - đàn T'rưng Khmer); tre (như Khung thò - một loại xylophone); đồng (như cồng, chiêng); da (như trống Skor); sắt (như kèn Sralai).Dàn nhạc Ngũ âm xuất hiện nhiều trong các lễ hội chùa Khmer như Ok Om Bok, Chol Chnam Thmay; sân khấu Rô băm, múa Chằn; đám cưới, nghi lễ dân gian,… Dàn nhạc này tạo nên những âm thanh vừa hùng tráng vừa trầm bổng, làm say lòng người nghe. Đây là lần thứ 3 hội cổ động viên Trường ĐH Trà Vinh mang dàn nhạc độc đáo này đến cổ vũ, tiếp sức cho các sinh viên trường trong giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam cúp THACO.